Sự giảng dạy Miyamoto Musashi

Musashi đã tạo ra và cải tiến một kỹ thuật song kiếm kenjutsu gọi là niten'ichi (二天一 (nhị thiên nhất), niten'ichi? "hai thiên đường như một") hay nitōichi (二刀一 (nhị đao nhất), nitōichi? "hai thanh kiếm như một") hay 'Niten Ichi-ryū' (một sutra trong Phật giáo Kongen viện dẫn hai thiên đàng như hai vị thần canh giữ của Phật). Trong kỹ thuật này, kiếm sĩ sử dụng một thanh kiếm lớn, và một "thanh kiếm đồng hành" cùng lúc, chẳng hạn như katana cùng một thanh wakizashi.

Những chuyển động hai tay của những vị sư phụ trách việc đánh trống trong chùa có thể đã tạo cảm hứng cho ông, mặc dù có thể đó là kỹ thuật đã được rèn luyện qua kinh nghiệm chiến đấu của Musashi. Các kỹ thuật về jutte là do người cha dạy cho ông — jutte thường được sử dụng trong trận chiến kết hợp với kiếm; jutte sẽ đóng vai trò dự phòng và vô hiệu hoá vũ khí của kẻ thù, trong khi thanh kiếm sẽ ra đòn hoặc học viên sẽ vật nhau với kẻ thù. Phong cách kiếm thuật ngày nay của Musashi được gọi là Hyōhō Niten Ichi-ryū.[cần dẫn nguồn]

Musashi cũng là một chuyên gia trong việc ném vũ khí. Ông thường xuyên ném thanh đoản kiếm của mình, và Tokitsu Kenji tin rằng những phương thức của shuriken cho wakizashi là những kỹ thuật bí mật của Niten Ichi Ryu.[13]

Musashi đã dành nhiều năm nghiên cứu Phật giáo và kiếm thuật. Ông là một nghệ sĩ, nhà điêu khắc và thư pháp tài hoa. Những ghi chép cũng cho thấy ông có các kĩ năng trong lĩnh vực kiến trúc. Ngoài ra, dường như ông có một cách tiếp cận chiến đấu khá đơn giản, không có thêm điệu bộ, kiểu cách hay chú ý về thẩm mỹ nào. Điều này có thể là do kinh nghiệm chiến đấu thực tế của ông; mặc dù trong những năm cuối đời, Musashi có theo đuổi một phong cách mang tính thẩm mỹ nhiều hơn. Ông đã vẽ các bức tranh bằng bút lông về Thiền tông, viết thư pháp, và điêu khắc gỗ cũng như kim loại. Thậm chí trong Ngũ luân thư, ông nhấn mạnh rằng samurai cũng nên hiểu về những ngành nghề khác. Nên hiểu rằng các bài viết của Musashi có ý nghĩa rất mơ hồ, và việc dịch chúng sang tiếng Anh làm cho chúng thậm chí còn khó hiểu hơn; đó là lý do tại sao có rất nhiều bản dịch khác nhau của Ngũ luân thư. Để có thêm thông tin chi tiết về các nguyên tắc sống và nhân cách của Musashi, ta có thể đọc các tác phẩm khác của ông, như Dokkōdō và Hyoho Shiji ni Kajo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Miyamoto Musashi http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a10672291 http://kendo.com/miyamotomusashi http://www.hyoho.comHayakutake-Watkin http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p068765347 http://mak.bn.org.pl/cgi-bin/KHW/makwww.exe?BM=1&N... http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/The-thao-cuoi... https://trove.nla.gov.au/people/923930 https://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut... https://www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&ro...